Cách chuẩn bị mâm lễ hỏi theo truyền thống người Việt


 

Việc chuẩn bị mâm quà cưới hỏi là một trong trong thủ tục đã đi sâu vào nền văn hóa và được coi là nét đẹp truyền thông của đám cưới Việt trong suốt hàng trăm năm qua. Tuy nhiên đối với nhiều cặp đôi trẻ vẫn còn băn khoăn không biết nên chuẩn bị những gì cho mầm quà cưới hỏi. Vây nên bài viết dưới đây Song Anh sẽ hỗ trợ các cặp đôi trong việc chuẩn bị mâm lễ ăn hỏi nhé.

Đầu tiên, bạn nên xác định vùng miền địa phương có những đặc trưng gì khác biệt trong mâm lễ ăn hỏi để sắp xếp cho phù hợp

Mỗi phong tục tập quán sẽ có số lượng và đồ vật cụ thể tương ứng với địa phương đó. Số lượng các tráp trong lễ ăn hỏi và các loại lễ vật cụ thể bày trên mâm hoa quả ăn hỏi thường do nhà gái sẽ đưa ra yêu cầu, tùy thuộc vào từng gia đình, nhưng ở mỗi miền Bắc, Trung, Nam mâm quả ngày cưới sẽ có sự khác nhau.

Mâm lễ ăn hỏi 9 tráp miền bắc

Đối với các gia đình miền Bắc, khi tìm hiểu về cách bày mâm lễ ăn hỏi sẽ được chú ý và sắp xếp theo nguyên tắc “trong chẵn ngoài lẻ” số lượng mâm quả luôn là số lẻ, ít nhất từ 3 tráp, tới 5, 7 tráp. Nhiều gia đình có thể yêu cầu tới 11, 13 tráp. Tuy nhiên, đa số các gia đình chọn 7 tráp cho ngày ăn hỏi, vì đây là số lượng vừa phải, tiện lợi lại có đầy đủ các lễ vật cần thiết.

Trong khi đó, lễ vật bên trong mỗi tráp luôn là số chẵn, đặc biệt là trầu cau, thường buồng cau phải đủ 100 quả tượng trưng cho lời chúc “trăm năm hạnh phúc”.

Vậy thì chúng ta sẽ phải chuẩn bị lễ vật gì để bày lên mâm lễ ăn hỏi đẹp

Trầu cau

Bánh cốm/bánh đậu xanh

Chè thơm

Lợn quay/Gà luộc, xôi gấc

Mứt sen trần

Rượu và thuốc lá

Hoa quả

Mâm quả 8 tráp trong đám hỏi miền Nam

Trong khi đó, theo kinh nghệm cưới ở miền Nam, để chuẩn bị cho đám cưới trọng đại, số lượng mâm quả ngày cưới luôn là số chẵn. Và thông thường, người miền Nam chọn 8 mâm quả vì con số 8 là số đẹp đối với người miền Nam (tiếng Hán Việt đọc 8 là bát, thường được người miền Nam đọc trại là phát nghĩa là phát tài phát lộc).

Trầu cau

Trà rượu

Bánh phu thê

Trái cây

Bánh kem

Xôi gấc đỏ hình tim

Mâm đựng áo dài, vàng vòng, nhẫn cưới

Heo quay

Ý nghĩa các lễ vật trên mâm ăn hỏi

Tuy số lượng có khác nhau, nhưng nhìn chung các lễ vật không quá khác nhau. Ý nghĩa của các loại lễ vật được giải thích như sau:

Trầu cau: Lá trầu quả cau là lễ vật không thể thiếu để nhà trai mở lời thưa chuyện xin rước dâu

Trà rượu, thuốc lá: Là tấm lòng thành kính của con cháu dâng lên tổ tiên, kính nhờ tổ tiên chứng giám cho tình cảm của đôi uyên ương cũng như xin được ông bà chúc phúc cho con cháu

Bánh phu thê/bánh cốm/bánh đậu xanh: Tình nghĩa phu thê vợ chồng hòa thuận êm ấm và luôn ngọt ngào như chiếc bánh

Heo quay/gà luộc: Bên cạnh vị ngọt ngào của tình yêu, người xưa quan niệm gia đình hạnh phúc cũng không thể thiếu chút mặn mòi của các món mặn, do đó heo quay hay gà luộc thường được các gia đình khá giả thêm vào mâm lễ vật hỏi cưới

Xôi gấc đỏ hình tim: Món xôi truyền thống, màu đỏ của gấc được tin là mang lại sự may mắn và ca ngợi sự son sắt, thuỷ chung của tình chồng nghĩa vợ

Mứt sen: Lời chúc tình yêu ngọt ngào và sớm có con cái vui vầy cho vợ chồng

Hoa quả: Các loại trái cây bày lên thể hiện nguyện ước của gia chủ qua tên gọi, màu sắc và cách sắp xếp của chúng

Mâm đựng áo dài, trang sức cưới: Nếu nhà trai có điều kiện thường sẽ đưa lễ thêm một bộ áo dài và trang sức như dây chuyền, bông tai… tặng riêng cô dâu.

Ngày nay, lễ ăn hỏi và lễ thành hôn không cách xa nhau nhiều về mặt thời gian nên trong khi biếu trầu người ta thường kết hợp với đưa thiếp mời đến dự cưới. Có nhiều người phản đối việc duy trì tục này với lý dó là : những quà biếu này không được sử dụng, gây lãng phí, tốn kém cho nhà trai. Tuy nhiên, tục "biếu trầu" chỉ áp dụng đối với họ hàng hay một số bạn bè thân thiết, nếu không thì việc đưa thiếp mời sẽ không có tính biểu trưng.

Tin tức liên quan